tiếng trung

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

7 bước để học giỏi tiếng Trung với Luyện viết tiếng trung

7 bước để học giỏi tiếng Trung với Luyện viết tiếng trung

Các bước để học giỏi tiếng Trung

Hãy tưởng tượng rằng bạn là 1 người thợ xây mới bước vào nghề và mỗi công trình bạn xây không những phải bỏ ra bao công sức mà còn cần phải có sự chính xác chuẩn mực trong từng bước xây. Chỉ cần sai sót 1 chút là có thể bạn sẽ phải bắt đầu lại từ đầu. Để học tiếng Trung giỏi cũng vậy. Ngay từ khi bắt đầu bạn phải xác định cho mình những bước chuẩn bị chính xác và cẩn thận nhất. Chỉ có như vậy học tiếng Trung mới trở nên dễ dàng và hiệu quả. Nếu như bạn còn đang hoang mang khi không biết bắt đầu từ đâu? phương hướng đi như thế nào, vậy thì hôm nay mình sẽ giới thiệu cho bạn 7 bước học giỏi tiếng Trung đơn giản mà hiệu quả để có thể học tốt tiếng Trung nhất. Hãy lắng nghe và chia sẻ cho bạn bè mình nữa nhé!

Bước 1 : Xác định rõ mục tiêu học tiếng Trung

➣ Mỗi  người học tiếng trung với những mục đích khác nhau: học để tìm việc làm, học để kinh doanh, học để công tác nghiên cứu, học để đi tham quan du lịch…Bạn cần xác định rõ mục đích học tiếng trung? Bởi vì có xác định được mục đích học tập mới có quyết tâm vượt khó để đạt tới mục đích ấy. Ngoài ra việc xác định mục đích học tập còn giúp người học lựa chọn chương trình, giáo trình, nội dung học tập, cách học tiếng trung hiệu quả một cách thích hợp.
➣ Tiếng Trung có khó không? Nó không khó lắm, nhưng cũng không dễ lắm, càng không thể đọc thông, viết thạo, nói lưu loát trong một vài năm. Vì vậy, kiên trì đi tới tận cùng việc học tiếng trung không phải là chuyện dễ dàng.
Ví dụ như : Học để nghiên cứu văn học cổ Trung Quốc hoặc Việt Nam, học để làm ăn buôn bán với người Đài Loan… thì không thể không học chữ phồn thể. Học để làm giảng viên thì phải học môn “phương pháp giảng dạy tiếng Trung”. Học để làm phiên dịch nhất thiết phải học lý luận dịch và thực hành dịch…

Bước 2 : Học tiếng trung – học những gì?

➣ Muốn học tiếng Trung đến nơi đến chốn, muốn giao tiếp tiếng trung hiệu quả, muốn giỏi tiếng trung thì nội dung học tập phải toàn diện và có hệ thống. Cụ thể là những nội dung sau đây:
❶  Các yếu tố tạo nên ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, chữ Hán.
❷  Kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết.
❸ Kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ: Là kỹ năng dùng tiếng Trung giao tiếp. Khi chúng ta nói hoặc viết thường chú ý đến hai điều: tính chính xác và tính hiệu quả. Tính chính xác yêu cầu phát âm, dùng từ đặt câu phải chính xác. Tính hiệu quả yêu cầu khi giao tiếp phải nói (hoặc viết) những lời phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng, mục đích giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.
❹ Những tri thức văn hóa liên quan:Học tiếng Trung không thể không có những hiểu biết nhất định về nền văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là văn hóa giao tiếp.
➣ Do thời gian hạn hẹp… chúng ta chỉ học một trong bốn nội dung trên, thậm chí trong một nội dung chỉ chọn học một vài mục. Hiển nhiên, học theo kiểu đó thì không thể “bay cao, bay xa” được, không thể đạt được hiệu quả trong giao tiếp.

Bước 3 : Nguyên tắc học tiếng Trung

Chuyện nào ra chuyện đó , làm việc gì cũng phải đặt ra mục tiêu và nguyên tắc để học tiếng Trung giỏi. Học tiếng Trung cũng cần phải có nguyên tắc của nó. Muốn học giỏi tiếng Trung thì lại càng cần phải có nguyên tắc.
➣ Kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành, giữa các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
➣ Học tiếng Trung nhất định sẽ bị tác động bởi tiếng Việt, hoặc tiếng Quảng, tiếng Tiều… Người học cần tận dụng những ảnh hưởng tích cực và hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹ đẻ.
➣ Trong học tập, hạn chế sử dụng tối đa tiếng mẹ đẻ, tận dụng mọi cơ hội để nói và viết. Nên nhớ: “Chỉ sợ không nói, không sợ nói sai”. Điều quan trọng là khi đã biết sai thì phải quyết tâm sửa sai.
➣ Học tập là một quá trình, phải tiến dần từng bước, không nóng vội, không đốt cháy giai đoạn. Muốn học tiếng Trung thương mại,soạn thảo hợp đồng… thì trước hết phải học tốt tiếng Trung cơ bản.

Bước 4 : Tìm hiểu về tiếng trung

➣ Làm quen với tiếng trung: nghe nhạc, xem phim,…tất cả để xây dựng niềm yêu thích với tiếng trung
➣ Xác định được lý do đến với tiếng trung, mục tiêu cụ thể (thời gian, năng lực, cách học…)
➣ Xem những lợi thế có thể hỗ trợ cho việc học (vốn hán việt tốt? biết một ngoại ngữ nào đó? tin học tốt? …)
➣ Tìm kiếm cộng đồng học tiếng trung: xin kinh nghiệm học tiếng Trung , xem cách học, thảo luận và xây dựng thêm sự yêu thích với việc học…
➣ Đọc sách, báo, tìm hiểu về văn hóa, phong tục…khiến cho bạn thú vị

Bước 5 : Học những quy tắc cơ bản trong tiếng Trung

Để học hỏi tiếng Trung phải nắm được các quy tắc cơ bản trong tiếng trung.
➣ Học phát âm tiếng Trung cho tốt: nguyên âm, phụ âm, cách phát âm cho đúng..(tốt nhất hãy kiếm các video hướng dẫn và flash học cho sinh động). Phải mất 1 tháng luyện tập nghiêm chỉnh cho việc phát âm.Học các quy tắc: quy tắc viết tiếng trung, quy tắc phiên âm từ âm hán việt qua tiếng trung và ngược lại, quy tắc gõ tiếng trung trên máy tính
➣ Học và nắm chắc bộ thủ, âm hán việt:9 tìm hiểu thêm kết cấu từ vựng tiếng trung như tượng hình, hội ý, …tìm hiểu thêm về chiết tự.
➣ Xem hệ thống ngữ pháp cơ bản của tiếng trung(cơ bản nhất mà thôi), vận dụng thử vài câu đơn giản.

Bước 6: Bắt đầu học tiếng trung

Xác định trình tự học tập
➢ Phát âm chuẩn: hỗ trợ việc nghe tốt, nói tự tin sau này
➢ Học bổ thủ: nắm được kết cấu viết từ, nhớ từ tốt hơn và hỗ trợ cho việc phân biệt từ vựng, đoán cách phát âm, nghĩa.
➢ Học hán việt: chuyển đổi từ tiếng việt qua tiếng trung và ngược lại, giúp tăng vốn từ nhanh hơn dựa vào vốn từ sẵn có trong tiếng việt.
➢ Học cách viết: để luyện tập viết chữ cho đúng, cho nhanh (viết là cách để nhớ từ khá hiệu quả)
➢ Học hệ thống ngữ pháp cơ bản: Dùng để luyện tập các câu nói cơ bản, hiểu về ngữ pháp tiếng trung, không nên đi sâu, học nhiều mà nên chú trọng khẩu ngữ.
✔ Kiếm một cuốn giáo trình tiếng trung cơ bản và hãy học chắc nó. Nếu có điều kiện thì mua một cuốn giáo trình tốt + từ điển để hỗ trợ học tập (với người tự học, có thể dùng giáo trình 301)
✔ Cách đọc một cuốn sách: Bạn có thể đọc kỹ, nhưng thông thường do mình chưa biết gì về một cuốn sách mới, cho nên mình sẽ đọc lướt cho có, để xem sách viết gì (tầm vài ngày hoặc một tuần), sau đó bắt đầu vào đọc kỹ, đọc và ghi chép, ghi chú, cái nào chưa hiểu, khó hiểu thì chép ra, lên google tìm hiểu, hỏi bạn bè. Đọc sách phải kiên trì, mỗi ngày đặt mục tiêu cho mình học 1, 2 bài tùy thời gian và năng lực. Duy trì cho đến lúc đọc xong cuốn đó. Trước khi đọc bài mới thì cần 15 phút đọc lại bài cũ, xem lại các ghi chú, đặc biệt là ôn tập từ vựng, đọc lại hội thoại. Sau khi đọc xong cuốn sách, có thể đọc lại theo chủ điểm, như đọc về ngữ pháp, hội thoại… nói chung là học chuyên tâm.
✔ Chia nhỏ ra để trị: định cho mình trong một ngày phải học được một cái gì đó, ví dụ: 10 từ vựng, 2 mẫu câu, tập viết một bài, đọc một hội thoại, dịch một đoạn văn, nghe và hát theo một bản nhạc yêu thích, xem một tập phim,….cái gì cũng phải xây dựng dần dần, chỉ cần các bạn duy trì tốt việc học này thì không khó học tập.

Bước 7: Học từng kỹ năng như thế nào cho hiệu quả?

✎  Từ vựng tiếng trung
Ngoài việc học từ vựng tiếng trung từ giáo trình, có thể tự học tiếng trung mảng từ vựng theo chủ đề, học thông qua xem phim, đọc tin tức… tự suy luận từ hệ thống hán việt qua và ngược lại. Để ghi nhớ từ vựng tốt, không chỉ phải nắm chắc các quy tắc học, mà nên học thông qua hình ảnh sinh động, chiết tự, tập viết nhiều, và đối chiếu, liên hệ giữa các từ (như giống khác nhau về bộ thủ, về các đọc, về ý nghĩa)
✎  Ngữ pháp tiếng trung
Nắm chắc kết cấu câu:  S + V + O, khi học từ vựng tiếng Trung phải phân biệt được từ đó là danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, lượng từ…vì nó sẽ thể hiện chức năng ngữ pháp trong câu. Trình tự sắp xếp các loại từ trong câu, trong cụm từ…cố gắng luyện tập các mẫu câu tiếng trung(học thuộc càng tốt), bên cạnh đó học nhiều trợ từ, trạng từ, liên từ  trong ngữ pháp tiếng trung để nói tiếng trung lưu loát.
✎  Đọc hiểu tiếng trung
Tập đọc hiểu thông qua bài đọc ngắn, các bài đọc mang tính khẩu ngữ càng tốt, thỉnh thoảng đọc thêm một mẫu truyện ngắn, truyện cười…gặp từ vựng thì tra lạc việt (âm hán việt, phiên âm, cách viết, kết cấu từ…), đặc biệt chú ý các mẫu câu mới, các cụm từ nối, trạng từ, và đối chiếu với những gì đã học. Khi đọc hãy đọc lớn, tập đọc cho lưu loát, rồi mới đọc hiểu, sau đó đọc nhanh, học từ vựng. Nếu bạn có thể tập nói tiếng trung bằng cách nói  lại nội dung càng tốt càng nhanh giỏi tiếng Trung.
✎  Luyện nghe tiếng trung
Trước tiên chịu khó kiên trì luyện nghe các bài tiếng trung cơ bản: nghe phân biệt các phát âm nguyên âm phụ âm —>nghe viết lại cách phát âm từ vựng –>nghe các câu đơn giản–>nghe các bài đàm thoại cơ bản –>nghe nhạc, nghe bài học. Nói chung chia nghe thành hai loại: nghe chủ động và nghe bị động. Nghe chủ động là bạn chú tâm vào học nghiêm túc: nghe, ghi chép và phân biệt cách đọc, cách nói, nghe hiểu (học theo trình tự từ dễ đến khó, khá mất thời gian), nghe bị động: như nghe nhạc, xem phim, nghe bản tin… lúc bạn chơi game, làm việc vẫn có thể nghe theo kiểu bị động. Tuy nhiên, để nghe bị động tốt: ví dụ bạn muốn nghe một bản nhạc: thì hãy xem nội dung nói về điều gì, từ vựng thế nào, dịch ra trước đó hoặc viết ra một lần trước khi nghe cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều. Dù sao thì hãy chăm chỉ luyện nghe tiếng trung mỗi ngày.
✎  Luyện nói tiếng trung
Sau khi tích lũy được số lượng từ vựng, mẫu câu và học các bài hội thoại…nắm chắc phát âm, hình thành tư duy ngôn ngữ thì có thể luyện tập nói: Tập nói những mẫu câu tiếng trung đơn giản, diễn đạt theo nội dung bài học, chú trọng học nói tiếng trung qua khẩu ngữ. Hãy xem những video giao tiếp và thực tập theo, xem đối thoại trong phim và học tập, học cách phát âm, ngữ điệu từ đó. Tốt nhất có người cùng luyện tập trực tiếp hoặc online, không thì phải kiên trì luyện tập khẩu ngữ nhiều để hình thành kỹ năng dần dần.
Bài 4: Chủ đề số đếm – Tiếng trung cơ bản

Bài 4: Chủ đề số đếm – Tiếng trung cơ bản


1. Từ 0 đến 10

  • Lính: 0
  • Yi: 1
  • Ơ: 2
  • San: 3
  • Sư: 4
  • Ủ: 5
  • Liêu: 6
  • Chi: 7
  • Ba: 8
  • Chiểu: 9
  • Sứ: 10
Chú ý: chữ “ơ” xin hãy đọc uốn lưỡi.
Luyện tập: Hãy học thuộc lòng từ 1 đến 10 trước khi chuyển sang phần tiếp theo.

2. Từ 11 đến 19

  • Sứ yi : 11
  • Sứ ơ : 12
  • Sứ san : 13
  • Sứ sư : 14
  • Sứ ủ : 15
  • Sứ liêu : 16
  • Sứ chi : 17
  • Sứ ba : 18
  • Sú chiểu : 19
Một cách đọc khác của những số trên :Thêm Yi vào trước
  • Yi sứ yi : 11
  • Yi sứ ơ :12
  • Yi sứ san : 13
  • Yi sứ sư : 14
  • Yi sứ sư : 15
  • Yi sứ liêu : 16
  • Yi sứ chi : 17
  • Yi sú ba : 18
  • Yi sứ chiểu : 19

3. Từ 20 (Đối với những số chẵn chục)

  • Ơ sú : 20
  • Ơ sứ yi : 21
  • Ơ sú ơ : 22
  • Ơ sứ san : 23
  • Ơ sứ sư : 24
  • Ơ sú ủ : 25
  • Ơ sú liêu : 26
  •  Ơ sú chi : 27
  • Ơ sú ba : 28
  • Ơ sú chiểu : 29
  • San sứ : 30
  • Sư sứ : 40
  • Ủ sứ : 50
  • Liêu sứ : 60
  • Chi sứ : 70
  • Ba sứ : 80
  • Chiểu sứ : 90
Luyện tập hãy đọc lưu loát từ 11 đến 99.
Chú ý : 55 ủ sứ ủ

4. Số đếm từ 100 trở lên

Từ vựng :
  • Bải : Trăm (100)
  • Chen : Nghìn (1.000)
  • Oan : Vạn (10.000)
  • Yi : Trăm triệu (100.000.000)

4.1 Từ 101 đến 109

  • Yi bải : 100
  • Yi bải lính yi : 101
  • Yi bải lính ơ : 102
  • Yi bải lính san : 103
  • Yi bải lính sư : 104
  • Yi bải lính ủ : 105
  • Yi bải lính liêu : 106
  • Yi bải lính chi : 107
  • Yi bải lính ba : 108
  • Yi bải lính chiểu : 109

4.2 Từ 110 trở đi

  • Yi bải sứ : 110
  • Yi bải sứ yi : 111
  • Yi bải sứ ơ : 112
  • Yi bải sứ san ; 113
  • Yi bải sứ sư : 114
  • Yi bải sứ ủ : 115
  • Yi bải sứ chiểu : 119
  • Yi bải ơ sứ : 120
  • Yi bải ơ sứ yi : 121
  • Ơ bải : 200
  • San bải : 300
  • Sư bải : 400
  • Ủ bải : 500
  • Liêu bải : 600
  • Chi bải : 700
  • Ba bải : 800
  • Chiểu bải : 900
  • Chiểu bải chiểu sú chiểu : 999

4.3 Từ 1000 trở lên


  • Yi chen : 1000
  • Lẻng chen : 2000
  • San chen : 3000
  • Sư chen : 4000
  • Ủ chen : 5000
  • Chiểu chen : 9000
  • Từ 10.000 trở lên
  • Ý oan : 10.000
  • Lẻng oan : 20.000
  • San oan : 30.000
  • Sư oan : 40.000
  • Ủ oan : 50.000
  • Chiểu oan : 90.000
  • Sứ oan : 100.000
  • Sứ yi oan : 110.000
  • Sứ ơ oan : 120.000
  • Ơ sú oan : 200.000
  • San sứ oan : 300.000
  • Chiểu sứ oan : 900.000

4.4 Từ 1.000.000

  • Yi bải oan : 1.000.000 (Một triệu)
  • Lẻng bải oan : 2.000.000
  • San bải oan : 3.000.000
  • Chiểu bải oan : 9.000.000

4.5 Từ 10.000.000

  • Yi chen oan : 10.000.000
  • Lẻng chen oan : 20.000.000
  • Chiểu chen oan : 90.000.000

4.5 Từ 100.000.000 trở lên

  • Ý yi : 100.000.000
  • Lẻng yi : 200.000.000
Luyện tâp : Hãy nói các số sau đây :
  1. 145 : Yi bải sư sú ủ
  2. 386 : San bải ba sú liêu
  3. 980 : Chiếu bải ba sú
  4. 1.100 : Yi chen yi bải
  5. 1.500 : Yi chen ú bải
  6. 6.870 : Liêu chen ba bải chi sứ
  7. 5.428 : Ủ chen sư bải ơ sứ ba
  8. 12.000 : Ý oan lẻng chen
  9. 12.500 : Ý oan lẻng chen ú bải
  10. 12.526 : ý oan lẻng chen ủ bải ơ sú liêu
  11. 1.200.000: Y bải ơ sú oan
  12. 1.250.000 : Y bải ơ sứ ủ oan
Bài 3: Cách hỏi họ tên và sử dụng một số từ lịch sự

Bài 3: Cách hỏi họ tên và sử dụng một số từ lịch sự


I. Từ vựng

  • Cheo: Gọi là, tên là
  • Sấn mơ: Gì, cái gì, là gì
  • Mính chự: Tên
  • Xinh: Họ
  • Quây xinh: Quý tính (trang trọng hơn dùng “xinh”)

II. Mẫu câu

Nỉ cheo sấn mơ mính chự ? Bạn tên là gì?
Đây là một câu hỏi thông thường nhất (bình dân nhất). Khi trả lời phải theo mẫu:
Ủa cheo + Họ và tên : Tôi là……
Ví dụ:
  • Ủa cheo Tháo Duy Xưa : Tôi là Đào Ngọc Sắc
  • Ủa cheo A Hoa: Tôi tên là Hoa
Chúng ta có thể thay thế đại từ “Nỉ” cho những từ khác, chẳng hạn như “Tha” (Anh ấy, Cô ấy), …
Ví dụ:
  • Tha cheo sấn mơ mính chự? Anh ấy tên là gì ?
  • Tha cheo A Nán.
Bổ sung:
Đối với cách xưng hô thân mật người Trung Quốc (ĐL) cũng thường hay gọi người khác bằng cách thêm từ “xẻo” (tiểu) vào trước tên.
Ví dụ:
  • Một người tên là Lan. Thì có thể gọi : Xẻo Lán, hoặc A Lán
  • Tha cheo sấn mơ mính chự? Cô ấy tên gì?
  • Tha cheo Xẻo Lán. Cô ấy là Tiểu Lan.

III. Cách hỏi “Họ” với người Trung Quốc.

Do người TQ rất quan trọng họ, nên để lịch sự và thể hiện sự tôn trọng chúng ta có thể hỏi “Họ” của họ trước rồi hỏi tên sau.
Cách hỏi “Họ” như sau:
  • Nỉ quây xinh ? Quý tính của bạn họ gì? (Bạn họ gì)
  • Nín quây xinh? Ông họ gì?
  • Trả lời: Ủa xinh + Họ : Tôi họ:…..
Ví dụ:
  • Nỉ quây xinh? Anh họ gì?
  • Ủa xinh Tháo, cheo Tháo Duy Xưa. Tôi họ Đào, gọi là Đào Ngọc Sắc
  • Nỉ chinh lỉ quây xinh? Giám đốc của bạn họ gì?
  • Tha xinh Trâng. Ông ấy họ Trịnh.
Bổ sung: Đối với người Việt Nam, tên đệm thường hay có từ “Văn” đối với con trai, và từ “Thị” đối với con gái.
  • Uấn: Văn
  • Sư: Thị
Ví dụ:
  • Roản sư Xeng: Nguyễn Thị Hương
  • Lí uấn Mâng: Lê Văn Mạnh
  • Luyện tập: Hãy đối thoại với người khác theo mẫu : hỏi tên và nghề nghiệp của họ.

III. Một số từ hay dùng trong giao tiếp

  1. Chỉnh: Mời, xin mời
  2. Chỉnh uân: Xin hỏi
  3. Xia xịa: Cám ơn
  4. Tuây bu chỉ: Xin lỗi
  5. Mấy quan xi: Không sao, không hề gì
  6. Mấy sấn mơ: Không vấn đề gì
Chú ý:
Khi hỏi người khác một thông tin nào đó, để lịch sự hơn xin hãy thêm từ “Chỉnh uân” (Xin hỏi, làm ơn cho hỏi) vào trước .
Ví dụ: Chỉnh uân, nín quây xinh? Xin hỏi, Ông họ gì?
Bài 2: Giới thiệu bản thân – Tiếng trung cơ bản

Bài 2: Giới thiệu bản thân – Tiếng trung cơ bản


I. Từ vựng

  • Cung rấn: Công nhân
  • Doén cung: Công nhân
  • Xuế sâng: Học sinh
  • Lảo sư: Thầy giáo
  • Phan yi: Phiên dịch
  • Khoai chi: Kế toán
  • Sẩu uây: Bảo vệ
  • Chú trảng: Tổ trưởng
  • Sẩu uây trảng: Tổ trưởng Bv
  • Phu chú trảng: Tổ phó
  • Sang quản: Thủ kho
  • Núng mín: Nông dân
  • Y sâng: Bác sỹ
  • Chinh lỉ: Giám đốc
  • Phu chinh lỉ: Phó giám đốc
  • Chủng chinh lỉ: Tổng giám đốc
  • Duê nán rấn: Người Việt Nam
  • Thái Oan rấn: Người Đài Loan

II. Mẫu câu với chữ “Sư”

1. Sư: Là

Cấu trúc câu : ĐTNX + Sư + Nghề nghiệp
Ví dụ :
  • Ủa sư cung rấn : Tôi là công nhân
  • Ủa sư xuế sâng : Tôi là học sinh
  • Tha sư phan y : Anh ấy là phiên dịch
  • Tha mân sư chú trảng : Họ là tổ trưởng.
Luyện tập : Hãy nói bạn là ai.
Phủ định của « Sư » là « Bú sư »
Không phải là : Cấu trúc câu : ĐTNX + Bú sư + Nghề nghiệp
Ví dụ :
  • Ủa bú sư doán cung : Tôi không phải là Công nhân.
  • Tha bú sư Thái Oan rấn : Anh ấy không phải là người Đài Loan.
  • Ủa bú sư khoai chi : Tôi không phải là kế tóan.
Luyện tâp : Hãy nói bạn không phải là « ai » theo mẫu trên.

2. Câu hỏi sử dụng từ « ma » đặt cuối câu.

Từ “ma” có nghĩa là “phải không” chỉ dùng đặt cuối một câu trần thuật làm câu hỏi.
Cấu trúc: ĐTNX + Sư + Nghề nghiệp + ma?
Ví dụ:
  • Nỉ sư phan y ma? Bạn có phải là Phiên dịch không?
  • Nỉ sư Duê Nán rấn ma? Bạn là người Việt Nam phải không?
  • Tha mân sư Thái Oan rấn ma? Các anh ấy là người ĐL phải không ?

3. Trả lời: Có 2 khả năng để trả lời cho câu hỏi sử dụng từ “ma” đặt cuối câu.

  1. Trường hợp “đúng” : Sư
  2. Trường hợp không đúng: Bú sư
Ví dụ:
  • Nỉ sư Sẩu uây ma? Anh là Bảo vệ phải không?
  • Sư, ủa sư sẩu uây. Vâng, tôi là Bảo vệ.
  • Nỉ sư xuế sâng ma? Bạn là học sinh phải không ?
  • Bú sư, Ủa sư lảo sư. Không phải, Tôi là giáo viên.